“Thằng Đực Biên Hòa với khung trời kỷ niệm”

Mời uống trà, xem: “Thằng Đực Biên Hòa với khung trời kỷ niệm”

tenor (5)

                                            Thằng Đực

Quê nội Đực ở Long Lộc-Bình Long. Quê ngoại ở Tân Trạch-Cù Lao Mỹ Quới.

Thuở xưa, thời Tây còn cai trị, trai tráng trong làng, ngoài việc phải đóng thuế thân, còn bị điền lính đi Pháp đánh Đức.

https://tranthanhnhan1963g.blogspot.com/2013/09/nguoi-linh-viet-trong-chien-thu-nhat.html

                                     (hình minh họa)

          (bước chân xuống tàu nước mắt như mưa)

http://caonienviethac.blogspot.com/2017/06/cho-quen.html  

Ba Đực, muốn ở lại quê nhà, gần gủi, chăm sóc cha mẹ già và trông coi ruộng nương, nên đăng vào lính Mã Tà ở Biên Hòa.

Thế là Đực được sanh ra và lớn lên thời thơ ấu trong trại lính Mã Tà.

Trại lính nằm trong khung viên rộng lớn, chung quanh có tường và song sắt cao, phía bên phải của dinh quan chánh tham biện Tây (Tỉnh Trưởng) tỉnh Biên Hòa.

1929

    (dinh quan Chánh Tham Biện)

Thời thơ ấu, thú vui của Đực là ở truồng:

tắm nước phông tên (fontaine),

tắm fontaine-3

                                       (hình minh họa)

tắm mưa,

                                       (hình minh họa)

nhứt là tắm sông Đồng Nai 

                                   (hình minh họa)

Muốn xuống bờ sông, Đực phải đi qua vườn rau cải, vườn bông và chuồng nuôi chim thú của quan chánh.

                         (dinh quan Chánh Tham Biện)

                                     (ảnh sau năm 1975)

Tắm ở bờ sông không thú vị, vì không có bến, lại có nhiều đá lởm chởm. Đực thường lội lại cầu Ông Chánh, phía trước dinh mà tắm cho đã, vì hai bên có nấc thang bằng sắt bắt xuống khỏi mặt nước.

                                  (cầu Ông Chánh)

Dinh Ông chánh có nuôi chó dữ (loại dalmatian),

                           (chó dalmatian-hình minh họa)

Đực không dám đi thẳng qua trước dinh để xuống cầu, mà phải rùng mình đi len lỏi trong vườn cải.

Trong thú vui tắm sông cầu Ông chánh, cũng có cái cãm giác hồi hợp thích thú và mộng mơ ước thành quan chánh tham biện sau nầy, để được ở dinh thự to lớn và có cầu mát dưới mé sông.

Ngày xưa, dân chúng bên ngoài đâu có được vào khung viên nầy. Đứng ở chợ cá,

                                     (chợ cá Biên hòa)

hoặc nhà giây thép, bưu điện nhìn vào, chỉ thấy thoáng qua cầu Ông Chánh mà thôi.

TÒA BỐ-BƯU ĐIỆN-NHÀ THỜ

KHU VỰC TÒA BỐ-02

                        (nhà thờ-nhà dây thép-tòa bố)

                                    (cầu Ông Chánh)

Đang sống vui thú tắm sông ở cầu Ông chánh thì Nhựt lại đảo chánh ngày 9 tháng ba năm 1945 (thường gọi ngày neuf mars).

Sáng sớm ngày hôm ấy, Đực không còn thấy chú lính Mã Tà đứng gác ngay tại cổng vào dinh Ông chánh, cạnh trường Mỹ Nghệ Thực Hành Biên Hòa, trước sens unique (công trường Sông Phố bây giờ),

      (sens unique và trường mỹ nghệ thực hành B.H.)

mà lại là chú lính Nhựt Bổn lùn, thấy dễ sợ. Không biết chú lính Mã tà đã bị Nhựt thủ tiêu hay bắt đi đâu mất?

Đực theo gia đình tản cư về Bến Cá. Nơi đây ba Đực có một tiệm thuốc hiệu “Ông Tiên”, bán cao đơn hoàn tán, cạnh chợ, nằm ngay trên bờ rạch, chi nhánh sông Đồng Nai, phân cách Bến Cá và Tân Triều.

BẾN CÁ-TÂN TRIỀU-01 - Copy

cadastre

(Bản đồ 1899 của Sở Địa Chánh Nam Kỳ vẽ)

Ban đêm, tiệm thuốc có treo đèn cháy chớp xanh đỏ, để “câu khách”.

Lúc ròng, nước sâu dưới đáy và đầy rẩy lục bình, có thể đi ngang qua rạch được.

Lúc nước lớn, tràn ngập lên đến gần bờ đường và lục bình trôi đi bớt, nước trong, mát.

Thế là Đực được một phen tắm lội trở lại. Nhưng cũng chưa đả, thỉnh thoảng, Đực leo lên cầu Huyện, bắt ngang qua rạch, nối liền Bến Cá với Tân Triều, để nhảy plongeon từ trên cầu xuống rạch, cách khoảng chừng ba thước. Cũng vì mê tắm lội nầy mà nhiều phen Đực bị đòn ê đít.

Trong thời gian ở Bến Cá, Đực theo các anh lớn, “thanh niên tiền phong”, làm “thiếu nhi tiền phong”. Lúc nào Đực cũng có đeo bên lưng cây dao găm (poignard) tự tạo. Khoái lắm lắm!!! Đực cũng lân la theo các chú lính Nhựt bổn (lúc đó chắc đang làm công tác dân sự vụ?!), để được cho kẹo, bút chì, hình vẽ và tập vở…

Gia đình đông con, sống ở Bến Cá không thuận tiện, ba Đực lại tiếp tục di tản về quê nội ở Long lộc-Bình long, sát bên cạnh bờ tả ngạn thượng lưu sông Đồng Nai.

Nơi đây, hàng ngày, Đực theo các anh chị con nhà chú bác đi ra bàu “Mật Cật” tát đìa, chao cá, tép v.v.. hay dắt trâu ra đồng ăn cỏ,

                                (hình minh họa)

cho đến chiều về, xuống bến tắm trâu.

                                    (hình minh họa)

Lại thêm một lần nữa, Đực có cơ hội tha hồ tắm lội, mặc trâu, trâu tắm, mặc Đực, Đực tắm, cho đến khi nào đã rồi, Đực mới dắt trâu về chuồng.

Bến tắm trâu rộng rải, tha hồ bơi lội, hoặc đứng trên lưng trâu mà nhãy plongeon xuống nước…

                                      (hình minh họa)

Những ngày không tắm trâu, Đực tắm ở bến nhà Ông nội, nhưng không bơi lội được, vì có rào tre đăng bao bọc, để ngăn những bó gốc mía ngâm nước không bị trôi dạt.

Vào thời điểm nầy, Đực có dịp gặp anh Lương văn Lựu (LVL) và các “đồng chí” của anh.

                                (Lương Văn Lựu)

Ban ngày, các anh làm gì không biết, nhưng đêm đến, các anh hợp lại ở nhà của Ông chú Đực để đờn ca giãi trí…

Thực ra, lúc đó, Đực đâu có biết anh LVL là ai, chỉ nghe các anh chú bác gọi tên như vậy thôi. Sau nầy, hồi cư về Biên Hòa, lớn lên một chút, có dịp đến Sở Trường Tiền (Công Chánh), Đực mới gặp lại và biết anh là ai và thời điểm ấy anh đến Long Lộc làm gì…Các anh đi kháng chiến!!! Thật là một nhà biên khảo có tâm hồn và tư tưởng lớn của quê mình…

Với những tác phẩm còn lưu lại:

Trong thời gian nầy, Đực cũng có gặp Huỳnh văn Nghệ (HVN).

                                    (Huỳnh Văn Nghệ)

Đực không biết HVN là ai, chỉ biết thoáng qua là một người rất quan trọng, vì có cận vệ. Trong khi HVN nằm võng trong nhà của Ông chú Đực thì viên cận vệ đi canh gác ở hàng rào tre bên ngoài. Đực thường lân la với người cận vệ để được cho xem ống dòm. Có lẽ viên cận vệ nầy thấy Đực có mang dao găm bên hông, tưởng cũng là “đồng chí mén”, nên thường cho Đực xem ống dòm. Từ nhà, ở sát bờ sông, nhìn ống dòm ra bàu “Mật Cật”, thấy rất gần và rõ từng cây. Đực khoái chí lắm. Chớ thường khi, đi bộ ra bàu “Mật Cật”, phải mõi chân lắm mới tới.

BÀU MẬT CẬT-LONG LỘC

cadastre

(Bản đồ 1899 của Sở Địa Chánh Nam Kỳ vẽ)

Sau nầy, lớn lên, đọc tài  liệu và biên khảo, Đực mới biết hoá ra: A ha! đó là tướng VC Huỳnh văn Nghệ. Gần đây, xem quyển “LỚN LÊN VỚI ĐẤT NƯỚC” của anh Vy Thanh,

                                        (Vy Thanh)

nhà biên khảo về thời kỳ Việt Minh và Cộng Sản, Đực mới nghiệm ra rằng, vào thời điểm ấy, tướng HVN trên đường đi đến chiến khu Tân Tịch (bên hửu ngạn sông Đồng Nai)

CHIẾN KHU TÂN TỊCH - Copy

cadastre

(Bản đồ 1899 của Sở Địa Chánh Nam Kỳ vẽ)

HVN cũng là một thi sỉ, làm thơ từ khi còn là công chức ở sở Hỏa Xa Saigon, trước khi đi kháng chiến. Hai câu thơ rất được ái mộ sau đây, hiện còn lưu truyền và phổ biến tại Cù Lao Phố Biên Hòa: 

“Từ độ mang gươm đi mỡ cỏi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”

(Trích trong bài thơ Nhớ Bắc-1940)

A

HVN-

Cu-lao-Pho-02

HUỲNH VĂN NGHỆ-01

HUỲNH VĂN NGHỆ-02

B

     Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam gom hết, hiến Thăng Long

                                 (Cù Lao Phố Biên Hòa)

HUỲNH VĂN NGHỆ-A

HUỲNH VĂN NGHỆ-B-

Ngoài ra, Đực cũng nghiệm ra rằng, tại sao Tây thường đến bố ráp ở Long Lộc-Bình Long. Khi Tây vào làng, bằng tàu, theo đường sông, lên thượng nguồn sông Đồng Nai, thì ba Đực cùng các bạn như Chú Trần Bá Thành (anh họ của Trần văn Linh)

-TRAN-VAN-LINH-03TRAN-VAN-LINHTRAN-VAN-LINH

-TRAN-VAN-LINH-02

chạy ra bàu “Mật Cật” trốn. Khi họ vào bằng đường bộ, từ ngõ Cây Đào, Vỏ Xa, qua vườn cao su, thì ba Đực chạy xuống bờ sông trốn.

Sống ở giửa hai lằn đạn, một bên là Tây bố ráp, một bên là Việt Minh bắt đi công tác…, ba Đực quyết định hồi cư về Biên Hòa, trình diện, đăng ký lại lính Mã Tà.

Đực tiếp tục được sống lại tuổi thanh xuân, trong trại lính.

Nhựt đầu hàng, Tây trở lại Đông Dương, nhưng không còn quan chánh tham biện Tây nữa. Không còn sợ chó dữ, Đực thường rong chơi trong khu vườn Ông chánh. Nơi có nhiều cây to bóng mát, cây đa cổ thụ, vườn hoa, vườn cải, chuồng chim thú…, nhứt là tự do xuống cầu mát tắm lội thả giàn.

Qua bao cuộc bể dâu, cầu Ông chánh không được tu bổ. Các thanh sắt bị rỉ sét. Mái tôn có chỗ bị trốc bay mất, mưa dột, ván lót mục, có cái còn, cái mất, không còn đẹp như xưa. Nhưng Đực rất mừng, vì được tự do tha hồ tắm lội. Có khi leo lên thành rào sắt nhảy xuống sông, hay lấy ván rời của nền cầu làm bệ để phóng plongeon. Ôi thú vị làm sao!

Thời vui tuổi trẻ sắp hết. Thú mê tắm lội ở cầu Ông chánh, trên sông Đồng Nai cũng phai dần…

Quê nhà chưa có trường trung học, Đực phải đi Saigon học tiếp.

Qua những thăng trầm của thời cuộc, tản cư, di chuyển, chăn trâu, câu cá, tắm lội, hồi cư…thất học nhiều thời gian.

Đực thích vui chơi nơi cảnh thiên nhiên hơn ham học. Thú đam mê nào cũng có cái giá. Thích nằm nhà đọc sách, viết văn thì không hưởng được hương đồng gió nội…

Đực học kém, đi Saigon, Đực phải rán sức học nhảy lớp để bù lại những giai đoạn đã mất, kẻo:

“…ta hỏng Tú Tài, ta hụt tình yêu,

thi hỏng mất rồi, ta đợi ngày đi…”

(Thà như giọt mưa-Phạm Duy)

Chinh chiến điêu linh, xa gia đình, xa quê hương, xứ sở, Đực thương nhớ lắm thời thơ ấu tắm sông Đồng Nai, nơi cầu Ông chánh, nhưng không có dịp về thăm.

Cách đây hơn nửa thế kỷ, một dịp hy hữu, Đực có về thăm quê hương, xứ sở, ghé lại cầu Ông chánh, chụp cho các con một tấm hình, để kỷ niệm thời thơ ấu của ba. Ở tuổi các con, ba đã say mê hưởng thú hồn nhiên tại nơi đây.

Ngày nay, mỗi khi lên mạng, vào trangwww.aihuubienhoa.com, nhìn thấy logo của hội có hình cầu Ông chánh (Cầu Mát), ký ức xưa lại hiện về, Đực thương nhớ làm sao ấy!

                                  (logo HAH BH CALI)

Với Trần Trung Đạo:

“…Ví mà tôi đổi thời gian được,

Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười…” 

Còn Đực:

Ví mà tôi đổi thời gian được,

Đổi cả thiên thu “thằng Đực” nầy.

Để mãi mãi Đực còn hồn nhiên như thời thơ ấu, bên cầu Ông chánh, trên bến sông Đồng Nai, của xứ bưởi Biên Hòa, với địa linh nhân kiệt…

” Lời quê chắp nhặt dông dài . 

Mua vui cũng được một vài trống canh ” 

(Tố Như)

GHI CHÚ:

Khu mộ của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ cách mộ Trần Thượng Xuyên khoảng 150m, cũng là nơi du khách thường ghé thăm viếng 

Cụ Lê Văn Để, người đang bảo vệ và chăm sóc khu mộ cho biết hàng ngày cụ đều mở cửa cho nhiều đoàn du khách đến từ các tỉnh, thành khác đến tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa, lịch sử và kiến trúc mộ đá cổ của người xưa. Và cũng thật đặc biệt cách mộ Trần Thượng Xuyên khoảng 150m là khu mộ của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ. Hai vị danh tướng xứ Đồng Nai: Đô đốc Phiên Trấn Gia Định Trần Thượng Xuyên và Thi tướng rừng xanh chiến khu Đ Huỳnh Văn Nghệ, dù sống cách nhau gần 3 thế kỷ nhưng lại có khá nhiều sự trùng hợp thăng trầm trong cuộc đời binh nghiệp . Và sau khi hai vị tướng ấy mất, lại thêm có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là cả hai ông đều chọn mảnh đất làng Mỹ Lộc, vùng đất địa linh nhân kiệt: phía trước có con sông Đồng Nai, dưới lòng sông có lớp đá hàn; sau lưng là ngọn núi đá lửa, làm nơi yên giấc ngàn thu. 

Cả hai khu mộ đều là di tích lịch sử và là nơi cho các bạn trẻ tham quan, về nguồn rất thú vị… Về nơi an nghỉ ngàn thu của những bậc tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ mảnh đất phương Nam để chúng ta thấu hiểu tận tường công lao xương máu của bao lớp người xưa đánh đổi mới có được cuộc sống thanh bình hôm nay… 

http://dongnai.vncgarden.com/i-see/linhthiengkhucomothuongdangthantranthuongxuyen

 http://dongnai.tintuc.vn/goc-dong-nai/tim-hieu-ve-dong-nai.html

thuphappm8

TÁCH CAFE

tenor (5)

Mời uống trà!!!

Leave a comment